Tác phẩm (tạm dịch: Bạn đang ở đây) You Are Here minh họa sự phát triển đô thị của thành phố Sài Gòn trước kia (nay có tên là thành phố Hồ Chí Minh) trên hai cấp độ: Các bản đồ thành phố mang tính chất lịch sử thể hiện những thay đổi trên quy mô lớn, và các bức ảnh được sắp đặt theo một chuỗi những quan sát chi tiết. Các tấm bản đồ được trình bày trên cùng một thước tỷ lệ. Đường kẻ màu đỏ đánh dấu đường phố ứng với đường Đồng Khởi ngày nay, thời chiến tranh Việt Nam mang tên đường Tự Do và thời Pháp thuộc được đặt tên là đường Catinat.
Tuyến phố chính này đã có từ trước thời Pháp thuộc, nguyên gốc, từng dẫn từ thành nhà Nguyễn ra sông. Các tấm bản đồ được bổ sung bằng ảnh và hình minh họa các tòa nhà trong trạng thái và nhiều yếu tố đặc trưng của từng thời kỳ tương ứng. Bên dưới của các tấm bảng có một tập bản đồ cỡ nhỏ hơn, cho thấy sự phát triển của thành phố. Vùng đô thị lớn phát triển trải rộng theo hai bờ sông ngày nay bắt nguồn từ hai khu dân cư riêng biệt xưa kia là Sài Gòn và Chợ Lớn…
John Bartholomew và cộng sự: Bản đồ thành phố Sài Gòn năm 1896. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn là thủ phủ của xứ Nam Kỳ được quy hoạch bài bản, với các đại lộ rộng thênh thang, quảng trường lớn, công trình công cộng và nhiều tượng đài
BẢNG A
Tòa nhà trên đường Catinat trước kia, nay là số 151 đường Đồng Khởi
Tòa nhà nhỏ theo phong cách Art Deco trên khu đất Bệnh viện Grall năm xưa, ngày nay là Bệnh viện Nhi đồng 2
Thành phố Sài Gòn nhìn từ trên cao – Bản phác họa của viên Đại úy người Pháp có tên là Favre từ năm 1881 (ảnh trái), Rạp chiếu phim nhỏ Catinat Cine ở số 151 đường Đồng Khởi (ảnh phải)
BẢNG B
Bộ phận lập bản đồ Quân đội Hoa Kỳ: Bản đồ thành phố Sài Gòn năm 1961. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, với vai trò là thủ đô của một chính thể được Hoa Kỳ rót tiền của trợ giúp, Sài Gòn đã chứng kiến một sự vươn mình mạnh mẽ về xây dựng công trình
Bức ảnh công trình tại số nhà 151 đường Đồng Khởi trong những năm 1960 và 1970. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đường phố này mang tên là Tự Do
Tòa nhà của Trường Công Giáo Lasan Taberd từ những năm giữa thế kỷ 20, ngày nay mang tên Trần Đại Nghĩa
Cầu thang trong khối nhà ở kiểu mới cùng thời kỳ
BẢNG C
Bản đồ xây dựng của TP Hồ Chí Minh được ấn hành chính thức khoảng năm 1995. Trong vòng hai thập niên kể từ khi kết thúc cuộc chiến, TP phát triển theo các dạng cấu trúc không chuẩn tắc và trạng thái tự phát tùy biến, do vốn đầu tư không đủ để có thể xây dựng một cách đồng bộ
Một hẻm thông ra đường Pasteur, hẹp đến mức chỉ vừa đủ cho một xe máy di chuyển từ đầu này đến đầu kia (ảnh trái), Trong một hẻm ở Quận 1, các không gian chung và riêng chồng lấn nhau theo một dạng thức rất đặc trưng (ảnh phải)
Nghệ thuật ứng biến 2: Xe bán mỳ/hủ tiếu dạo tự chế là một dạng “quán ăn trên bốn bánh xe” đầy giá trị. Những chiếc ghế được chất lên nóc. Bên trong và bên ngoài xe, cạnh các bức chân dung những vị thần và kính phong thủy, còn có các bức ảnh người đẹp mặc áo tắm, chứa đồ nghề nấu bếp, bếp lò và cả quầy hàng lỉnh kỉnh đi theo.
Nghệ thuật ứng biến 1: Cây ghi-ta điện tử của một nhạc sỹ đường phố khiếm thị có dây đai được rút ngắn, nhờ đó micro được gắn chặt vào nhạc cụ sẽ dịch lại gần hơn, ngay trước miệng nhạc sỹ. Trong chiếc túi đeo có để bộ pin và loa
BẢNG D
Ảnh vệ tinh chụp hiện trạng TP Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và trên quy mô lớn là hệ quả của sự bùng nổ phát triển kinh tế trong những năm gần đây đòi hỏi người dân – xét trên phạm vi hẹp – phải sinh hoạt theo một kiểu tùy biến đặc biệt gọi là Rasquachismo (tạm dịch: bình dân). Sự phong phú về sáng kiến và tính kinh tế của phương tiện là nét điển hình của văn hóa Việt Nam và của hoạt động kinh doanh chốn thị thành vốn dĩ rất sinh động và hữu cơ
Một kiots dựng tạm bên lề đường được chế từ một chiếc ô che nắng, một chiếc sào, một chiếc ghế dựng ngược và các hòn đá cuội
Một nhóm thợ cung cấp dịch vụ đóng mới giày dép ngay tại chỗ bên cạnh việc sửa chữa giày dép trên vỉa hè
Một chiếc xe máy được chỉnh trang gia cố thành chiếc xe dịch vụ di động chuyên ép dẻo/cán láng giấy tờ và bán các phụ kiện điện tử. Bên dưới giá bày hàng là một động cơ điện chạy dầu được gắn vào để cung cấp điện năng cho thiết bị và một chiếc đèn huỳnh quang
Quán cóc cà phê trên vỉa hè với những chiếc bàn dựng tạm từ hai chiếc ghế xếp lên nhau, trong những chiếc ghế này được gắn đèn phát sáng
Bài viết được trích từ cuốn sách “Arch+: Kiến trúc Việt Nam – Những người tiên phong thầm lặng” do Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam phối hợp với Viện Goethe Hà Nội và Tạp chí Arch+ thực hiện và phát hành nhân kỷ niệm 70 năm Hội KTS Việt Nam.
Xem thêm bài viết giới thiệu về cuốn sách: Giới thiệu sách ARCH +: “Kiến trúc Việt Nam – Những người tiên phong thầm lặng”