Trong khoảng 20 năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế đã kéo theo sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa đã đặt ra vấn đề bức thiết về xử lý nước thải nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm; đồng thời tiết kiệm nguồn tài nguyên nước đang ngày càng trở nên khan hiếm.
Trên thế giới, các công nghệ xử lý nước thải đã phát triển vượt bậc, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của các cấp chính quyền, mức đầu tư cho công tác này đã được các chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo các chỉ tiêu xử lý nước thải và môi trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, công tác này còn khá khiêm tốn; tất cả các đô thị đều chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Một số thành phố là đang thực hiện các dự án thoát nước và vệ sinh môi trường, nhưng chỉ giới hạn ở việc chống ngập và thoát nước mưa; Công nghệ xử lý nước thải còn khá đơn giản và xuất xứ từ nhiều nước khác nhau nên việc vận hành, bảo dưỡng các nhà máy nước thải ở các quy mô khác nhau đang gặp trở ngại lớn. Thậm chí, một số nhà máy/trạm xử lý nước thải khi xây dựng với kinh phí đầu tư lớn nhưng lại không hoạt động.
Có thể nói, Bài toán xử lý nước thải từ sinh hoạt, các nhà máy, khu chế xuất vẫn còn bỏ ngỏ. Những thảm họa nước thải bẩn, nhiễm độc từ các cơ sở kinh doanh, nhà máy sản xuất, các khu chế xuất đang hàng ngày đổ ra ngoài mà mọi biện pháp kiểm soát phần lớn đều bất lực đang là vấn đề xã hội hết sức lưu tâm.
Đứng trước thực trạng này, và với mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường nước, vừa qua, Công ty Tivaj(Cộng hòa Slovakia) – Công ty chuyên hỗ trợ hợp tác đầu tư và ứng dụng công nghệ cao đã kết hợp với Công ty Thiết bị công nghệ và xây dựng – TEC(Việt Nam) quyết định đưa công nghệ xử lý nước tiêu chuẩn Châu Âu tới thị trường Việt Nam. Công nghệ VFL Technology là công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh (Bio). Đây là kết quả nghiên cứu sau gần 30 năm làm nghề của nhà phát minh người Slovakia – Kỹ sư Juraj Csefalvay – và hiện đang được sử dụng ở hầu hết ở Châu Âu và rất nhiều nước trên thế giới. Tại Châu Âu, công nghệ VFL đã được sử dụng rộng rãi trong 15 năm qua với hơn 2500 nhà máy được xây dựng, có khả năng thực hiện 50000 pe,7500m3/ngày.. Riêng Trung Quốc đã đầu tư xây dựng hơn 200 nhà máy chuyên về xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh, trong đó, công suất nhà máy tại Thượng Hải đạt 15000m3. Ứng dụng tiêu biểu của VFL là xử lý nước thải sinh học (đặc biệt là nước thải công cộng) dựa trên nền công nghệ sục khí cải tiến, không sử dụng hóa chất, không mùi và tiêu tốn rất ít điện năng; Hệ thống xử lý được tích hợp trong 1 bể nên rất nhỏ gọn. Đồng thời, công nghệ mới có khả năng ứng dụng tại nhiều thể loại công trình, từ nhà đơn lẻ đến các thị trấn vừa và nhỏ, các khu công nghiệp…Tính ưu việt và hiệu quả của công nghệ VFL mang lại cho các doanh nghiệp, và cộng đồng đã được các nhà cung cấp khẳng định là một trong những công nghệ tốt nhất hiện nay. Điểm đặc biệt nổi trội của VFL là hệ thống phần mềm điều khiển từ trung tâm vận hành tại Slovakia cho kết quả kiểm nghiệm tức thời, đảm bảo độ chính xác và minh bạch của quá trình xử lý trên phạm vi toàn cầu. Trao đổi với , Kỹ sư Juraj Csefalvay chia sẻ: “Nước và không khí là nguồn tài nguyên chiến lược song đang ngày càng bị cạn kiệt và ô nhiễm. Ý thức về tiết kiệm nước và xử lý nước thải chính là chuẩn bị cho thế hệ tương lai cơ hội phát triển bền vững. Và đó cũng chính là công việc cần thiết để hướng tới xây dựng những đô thị thông minh, sử dụng công nghệ tiển tiến cho các mục tiêu nhân văn”.
Sắp tới đây, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghệ VFL sẽ được triển khai trên các khu nghỉ dưỡng Lâm Sơn Resort, Kai Resort và Ohara Resort thuộc tỉnh Hòa Bình, sau khi thử nghiệm thành công ứng dụng xử lý nước bể bơi theo công nghệ LifeOX- M Technology – tích hợp O zone và tia UV (cực tím) trong một qui trình khép kín, để khử hàm lượng clo trong nước bể bơi còn xuống 0,15mg/l, một nồng độ không gây hại cho sức khỏe người sử dụng, an toàn cho môi trường. Đây cũng là một công nghệ của Sec, cũng nằm trong dự án Ứng dụng công nghệ xử lý nước theo tiêu chuẩn Châu Âu .
Tin tưởng rằng sự hợp tác giữa Công ty TEC – Tivaj (Cộng hòa Slovakia) sẽ mang tới thị trường Việt Nam một công nghệ hiện đại, góp phần hiệu quả vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng xử lý nước thải trong thời gian tới.
(Bài đăng trên số 6/2017)