Thời gian qua, thực hiện chủ trương của UBND, TP Hà Nội về năm trật tự và văn minh đô thị UBND quận Hoàn Kiếm đã giao Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã chủ động xây dựng và phối hợp với các bên liên quan, triển khai thực hiện Dự án cải tạo chỉnh trang các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm, góp phần thay đổi diện mạo KPC theo hướng khang trang, sạch đẹp, thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch, kinh tế, văn hoá xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Nhìn chung, chủ trương cải tạo chỉnh trang các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm vừa góp phần khôi phục, bảo tồn các giá trị lịch sử và kiến trúc của Thủ đô, vừa góp phần làm đẹp Khu di tích cấp quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm. Dự án đã nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, của các cơ quan đơn vị quản lý, các hiệp hội chuyên ngành, các cơ quan đơn vị trong khu vực cải tạo chỉnh trang; sự quan tâm, hưởng ứng và đóng góp của các tổ chức nước ngoài (trong thời gian thực hiện giai đoạn 1 có 3 Hội thảo trong đó có 02 Hội thảo quốc tế).
Việc cải tạo chỉnh trang đã làm thay đổi diện mạo đô thị tại khu vực trung tâm nội đô lịch sử, kết nối đồng loạt giữa các công trình trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp với các hộ dân; tạo mô hình, kinh nghiệm trong việc áp dụng cho các Dự án cải tạo chỉnh trang đối với các tuyến phố khác.

Mục tiêu của việc chỉnh trang mặt đứng các tuyến phố:
- Làm nổi bật, diễn giải giá trị các di tích kiến trúc hiện còn, đặt nền móng cho việc bảo tồn quỹ kiến trúc công trình có giá trị đăch trưng qua các thời kỳ phát triển của Hà Nội trên địa bàn quận;
- Tăng giá trị cảnh quan và hoạt động công cộng của khu vực – Trên cơ sở coi toàn bộ không gian hồ Hoàn Kiếm là đối tượng nhất thể;
- Tạo trật tự, kỷ cương trong hình thái kiến trúc đô thị, trong cách sử dụng công trình đô thị, trong cơ chế gìn giữ môi trường, bảo quản, bảo dưỡng công trình và không gian đô thị;
- Bước đầu khẳng định sự hội nhập với các thành phố tiên tiến trên thế giới.
7 khu vực phong cách kiến trúc chủ đạo:
- Hàng Khay: Mặt tiền khu phố Pháp
- Đinh Tiên Hoàng (1): Cơ quan chính TP
- Bà Kiệu: di tích
- Đinh Tiên Hoàng (3): Mặt tiền khu phố cổ
- Hồng Vân – Long Vân: chuyển khúc
- Lê Thái Tổ (1): Khối công sở lớn
- Lê Thái Tổ (2): chuỗi CTTM
Dự án đã được thực hiện dựa trên nguyên tắc nhất quán:
- Đối với công trình kiến trúc: Bảo tồn, tôn tạo các công trình có giá trị. Khôi phục tối đa ngôn ngữ kiến trúc gốc, giảm các yếu tố cơi nới. Xử lý kỹ thuật cục bộ phần mái các công trình gây mất mỹ quan. Thay thế, cải tạo, sơn sửa các bộ phận kiến trúc cũ, hỏng như: tường rào, ban công, hoa sắt, cửa sổ, cửa đi… Màu sắc sử dụng đồng nhất đối với các kiến trúc có quy mô, chiều cao tương đồng nhau;
- Đối với các bộ phận gắn vào công trình: Dỡ bỏ các mái che, mái vẩy, sắp xếp hợp lý với tầm nhìn ở các tuyến phố;
- Đối với các biển hiệu: Chỉnh trang theo hướng văn minh, thống nhất thể loại, quy mô, kích thước…
TCKT trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu trên các tuyến phố đã được chỉnh trang trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. - Cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm:
– Phố Hàng Khay
– Phố Đinh Tiên Hoàng
– Phố Lê Thái Tổ
– Khu di tích Đền Vua Lê và Đền Bà Kiệu được thực hiện theo dự án bảo tồn riêng; chỉnh trang khuôn viên để làm nổi bật di tích; khuôn viên trở thành không gian mở công cộng; chiếu sáng đêm màu vàng ấm, làm nổi bật vẻ linh thiêng; dùng vật liệu lát để kết nối với hồ.

- Cải tạo, chỉnh trang một số tuyến phố nhánh nối ra hồ Hoàn Kiếm:
- Phường Lý Thái Tổ: Các tuyến phố: Lê Thạch, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Hàng Dầu, Lò Sũ
- Phường Tràng Tiền: Các tuyến phố: Đinh Lễ, Nguyễn Xí.
- Phường Hàng Trống: Các tuyến phố: Lương Văn Can, Bảo Khánh, Ngõ Bảo Khánh, Hàng Hành
- Phường Hàng Bạc: Hàng Dầu, Lò Sũ, Hồ Hoàn Kiếm, Cầu Gỗ.
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2017)