“Thông thường sẽ phải phải nộp một khoản lệ phí nào đó để vận hành công trình. Nhưng một nguyên tắc rất quan trọng là chi phí đó không dùng để làm lãi! Nếu mà sự vận hành của công trình phát sinh lợi nhuận thì khoản lợi nhuận đó phải được đầu tư vào ngay một hoạt động của làng hoặc thị xã đó….”
Một công trình cộng đồng là gì và nhu cầu của cộng đồng (thành thị, nông thôn, …). Vấn đề về cơ chế, chính sách đối với kiến trúc cộng đồng và đối tượng sử dụng là thế nào?
Tôi hiểu rằng kiến trúc cộng đồng là một không gian do một nhóm người có chung quan điểm, sở thích, cách sống, hoặc sự nghiệp,… cùng đầu tư vào một tác phẩm kiến trúc.
Một ví dụ dễ hiểu là một nhóm người Việt tại Đức đã kết hợp với nhau và cùng quyết định đầu tư vào một trung tâm văn hóa Việt Nam tại Đức. Trong những năm vừa qua, ở nhiều thành phố lớn tại Đức đã xây dựng những trung tâm lưu giữ văn hóa Việt, ví dụ như là ở Hannover, Frankfurt và Berlin. Tuy nhiên quy mô và chất lượng của các công trình kiến trúc này rất khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào những thành viên của nhóm cộng đồng người Việt tại nơi đó.

Một xã hội phát triển và phong phú như ở các nước Châu Âu có vô cùng nhiều loại hình công trình cộng đồng. Tuy nhiên cũng có những loại công trình cộng đồng truyền thống đã phát triển qua nhiều thế kỷ.
Một ví dụ dễ hiểu là “Gemeindehaus” (Nhà cộng đồng) tại mỗi làng hoặc thị xã không nên thiếu. Đây là môt công trình đa năng do cộng đồng đã đầu tư, bao gồm nhiều chức năng kết hợp và sẽ phục vụ cho tất cả mọi người sống tại làng hoặc thị xã đó.
Tuy nhiên để một nhóm người sử dụng một công trình như vậy cho một hoạt động chẳng hạn như đám cưới, đám ma hoặc tổ chức những lớp học không thể miễn phí được.
Thông thường sẽ phải phải nộp một khoản lệ phí nào đó để vận hành công trình. Nhưng một nguyên tắc rất quan trọng là chi phí đó không dùng để làm lãi! Nếu mà sự vận hành của công trình phát sinh lợi nhuận thì khoản lợi nhuận đó phải được đầu tư vào ngay một hoạt động của làng hoặc thị xã đó.
Nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho nhiều nhóm hoặc câu lạc bộ tại CHLB Đức – nơi mà tiền nếu được huy động sẽ chỉ được dùng cho cộng đồng. Những quy tắc đó được xác định trong nội quy của một câu lạc bộ. Ở Đức người ta gọi là “Verein” và viết tắt làe.V. Nhiều tổ chức như vậy cũng sẽ được nhận một số vốn hỗ trợ từ những quỹ hoặc nguồn vốn của nhà nước.
Ở Đức có rất nhiều loại hình “Verein” để tổ chức các hoạt động của một cộng đồng xã hội. Ví dụ như:
- Sportverein – Cộng đồng Thể thao
- Heimatverein – Cộng đồng Quê hương
- Naturverein – Cộng đồng Thiên nhiên
- Reistrommel e.V. – Cộng đồng người Việt tại vùng Đông Bắc của CHLB Đức
Đa số các cộng đồng đó sẽ tìm ra những không gian để hoạt động và có mục đích xây một công trình kiến trúc để tạo nên bản sắc riêng cho mỗi cộng đồng.
Anh đã tham gia thiết kế một công trình cộng đồng nào chưa?
Năm 2001 tôi đã tham gia thực hiện một trong những dự án đầu tiên sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Bauhaus – Đó là một công trình cho một cộng đồng đạo Hồi rất đặc biệt tại khu Berlin Kreuzberg. Những doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã thành đạt trong kinh doanh tại Đức quyết định góp vốn để xây một trung tâm văn hóa đạo Hồi tại Berlin để có một nơi cho cộng đồng hoạt động. Họ đã thuê tôi thiết kế một trung tâm đạo Hồi hiện đại song vẫn mang tính chất văn hóa của cộng đồng đó. Trong quá trình thiết kế, tôi cũng nghiên cứu rất nhiều về kiến trúc đạo Phật.
Trong quá trình tiếp cận với một cộng đồng Trung Đông tôi đã gặp lần đầu tiên một sự kết hợp giữa văn hóa, tôn giáo, giáo dục và kinh doanh trong một công trình cộng đồng, vì ngoài một nhà thờ đạo Hồi còn có nhiều chức năng khác như: Spa (Hamam), chợ (Bazar), văn phòng, trường học, nhà trẻ, phòng đám cưới, quán cà phê, …
Mục đích của công trình là khai thác yếu tố kinh doanh để xây dựng tiếp một cộng đồng của người Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin.
Xu hướng, thực trạng và các thành tựu của những không gian cộng đồng tại Việt Nam?
Tôi theo dõi và tham gia những hoạt động cộng đồng tại Việt Nam. Nhiều hoạt động của xã hội đã bị thương mại hóa và không được dùng để phát triển công đồng mà chỉ giúp làm kinh doanh thôi. Những chỗ tổ chức đám cưới, những chỗ tập thể thao là nơi phải trả tiền, và lợi nhuận của một hoạt động như thế sẽ là lợi nhuận của một cá nhân hoặc một công ty cho thuê không gian đó.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và góp vốn được đầu tư vào những hoạt động văn hóa được coi là “bị lỗ” như triển lãm nghệ thuật hỗ trợ học bổng cho những nghệ sỹ trẻ tại Viện Goethe trên phố Nguyễn Thái Học hoặc khu Cinematheque trên phố Hai Bà Trưng. Đây là những nơi mà hoạt động kinh doanh được dùng để phát triển và hỗ trợ văn hóa.

Xem thêm:Hình ảnh cuối của rạp chiếu “thiên đường” sắp khai tử
Ở Việt Nam, cuộc sống thường được tổ chức trên đường phố. Vì vậy, ở nhiều nơi khoảng cách giữa hoạt động công cộng và cuộc sống riêng hầu như không có. Nếu đi trên những tuyến phố đông đúc như trong khu phố Cổ chẳng hạn thì bạn sẽ thấy hoạt động sinh hoạt gia đình và hoạt động kinh doanh thường xuyên là một (hòa nhập với nhau, rất khó tách biệt). Ví dụ: Một cửa hàng sửa chữa xe máy sau khi đóng cửa sẽ thành một phòng ăn hoặc phòng khách, hoặc một phòng ăn sẽ biến thành một ga-ra. Vì vậy, nhiều gia đình chuyển nhà và mua căn hộ tại những khu xây mới mà mỗi căn hộ là một không gian riêng. Những chỗ như thế rất cần những không gian cộng đồng hấp dẫn để giao lưu và tổ chức các hoạt động xã hội.
Theo luật quy hoạch sẽ phải có những không gian dành cho cộng đồng, nhưng mà nhìn thẳng vào nhiều khu chung cư mới sẽ thấy các không gian cộng đồng ở những nơi đó rất tệ. Ví dụ ở tầng hầm cạnh ga-ra ô-tô hoặc những chỗ không thể bán được. Đây là một sự phát triển không phù hợp. Một quán cà phê không phải là một không gian cộng đồng và sẽ không tạo ra một bản sắc hoặc một linh hồn cho một khu xây dựng mới.
Chính vì thế, các kiến trúc sư thiết kế các chung cư là nơi tập trung đông cư dân tại Việt Nam có trách nhiệm thiết kế những không gian công đồng đẹp và hấp dẫn, vì mỗi làng, mỗi thị xã, mỗi phường, mỗi chung cư, … cần những không gian cộng đồng có đầy đủ các tiện ích để người dân có được một cuộc sống chất lượng cao và có bản sắc.
Tuy nhiên để xây dựng một thành phố đẹp thì trách nhiệm của cộng đồng chỉ có một phần thôi, bởi vì các công trình công cộng cần có sự quan tâm của nhiều đối tượng khác trong xã hội như chính quyền, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức, …

KTS. Torsten Illgen
Công ty Inros Lackner Vietnam LLC Design Consultants