TetraPOT – sử dụng rừng ngập mặn để phát triển hệ thống phòng thủ biển xanh.

TetraPOT – sử dụng rừng ngập mặn để phát triển hệ thống phòng thủ biển xanh.

Trụ chắn sóng – những kết cấu bê tông có hình dáng giống như một loại giắc cắm đồ chơi kích thước lớn, bảo vệ các bờ biển trên khắp thế giới khỏi những con sóng nguy hiểm. Tuy nhiên chúng lại không bền vững và đồng thời cũng không thân thiện với môi trường. Những trụ chắn sóng này ảnh hưởng đến cảnh quan dọc bờ biển và có xu hướng bị bật ra theo thời gian do sự tác động liên tục của sóng biển. Lấy cảm hứng từ những trụ chắn sóng để tạo ra một “hệ thống phòng thủ biển xanh”, nhà thiết kế Đài Loan Sheng-Hung Lee đã thiết kế TetraPOT, một sự kết hợp giữa trụ chắn sóng bê tông với rừng ngập mặn tự nhiên.

b1064-tckt-002

Thiết kế sáng tạo này sử dụng hình dang trụ chắn sóng bốn chân, cùng với việc bổ sung hạt giống cây trồng trong một bình phân hủy sinh học để trồng cây ngập mặn giảm thiểu ô nhiễm nước, bảo vệ và làm đẹp bờ biển.

b1064-tckt-003

b1064-tckt-004

b1064-tckt-005

Ông Lee cho rằng TetraPOT giống như một sự hòa hợp giữa phòng thủ biển nhân tạo và tự nhiên. Điều này đã được gói gọn trong khẩu hiệu thiết kế của ông “ đó không chỉ là sự phòng vệ mà còn là một hệ sinh thái”

b1064-tckt-006

Theo nghiên cứu, các TetraPOT có khả năng khôi phục 35% diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đã bị phá hủy. Không giống như các trụ chắn sóng, TetraPOT có một phần rỗng để đặt bình phân hủy sinh học, đất và tạo không gian cho rễ phát triển. Khi nước dâng, các lớp hạt giống và các lớp hữu cơ sẽ bắt đầu phân hủy, cho phép cây ngập mặn phát triển, mở rộng hệ thống rễ thông qua ba khoảng mở ở phía dưới.

b1064-tckt-007

Hệ thống này hoạt động tương tự như rừng ngập mặn. Qua thời gian, rễ từ các TetraPOT sẽ kết nối với nhau để củng cố hệ thống phòng thủ biển, làm giảm nguy cơ bị dịch chuyển – tăng tuổi thọ của chính bản thân chúng, rừng ngập mặn cũng sẽ giúp mở rộng đa dạng sinh học cho khu vực, làm sạch nước và không khí.

b1064-tckt-008

Dự đoán trong khoảng thời gian 14 tháng, rễ của các TetraPOT sẽ bắt đầu lồng vào nhau. Các TetraPOT đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín, trong đó có giải thưởng Dyson James Red dot Design

b1064-tckt-009

Ông Lee- hiện đang làm việc với IDEO tại Thượng Hải đang có kế hoạch làm việc với chính quyền địa phương để thử nghiệm TetraPOT trên đảo Chongming.

Xem thêm:

Nhìn lại những phương án đạt giải “Kiến trúc nhà ở nông thôn vùng bão lũ, ngập lụt”

Infographic #2: Những lưu ý cơ bản khi thiết kế nhà vùng bão lũ ngập lụt

Theo Kiến Việt