1.Tổng quan
Công tác quy hoạch và phát triển đô thị (1997 – Nay)
- Công tác quy hoạch
– Quy hoạch chung : Đã thực hiện điều chỉnh qui hoạch chung 2 lần :
+ Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020, phê duyệt năm 2002.
+ Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phê duyệt năm 2013.
-Quy hoạch chi tiết XD đô thị : thực hiện trên 1000 đồ án lớn nhỏ.
-Quy hoạch nông thôn : Đã thực hiện đầy đủ quy hoạch chung thị xã & quy hoạch chi tiết trung tâm xã.
- Công tác quản lý QH-KT :
-Ban hành Quyết định A7/2012/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 về Quản lý kiến trúc công trình trên địa bàn thành phố (Căn cứ Nghị định 38/2010/NĐ-CD ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc , cảnh quan đô thị).
- Quản lý kiến trúc
Quy hoạch và công bố 21 điểm nhấn kiến trúc trên địa bàn thành phố. (QĐ số 622 QĐ-UBND ngày 18/01/2013)
- Đang xúc tiến việc thiết kế đô thị cho các khu vực trọng điểm về cảnh quan.
- Thiết kế cảnh quan hai bờ sông Hàn
- Thiết kế đô thị khu vực Trung tâm Tp Đà Nẵng (Quận Hải Châu & 1 phần Quận Thanh Khê)
- Thiết kế đô thị khu vực ven biển trục đường Trẫn Nguyên Hãn đến giáp tỉnh Quảng Nam.
Công tác phát triển đô thị
-Hình thành các khu đô thị mới : Tây Bắc, Đông, Nam & Tây Nam gần 15000 ha
-Hình thành và hoàn thiện các KCN : Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Cầm, Thọ Quang, An Đồn (tổng diện tích 970,5 ha). Đang xây dựng 1 khu Công nghệ thông tin tập trung, 1 khu Công nghệ cao.
2. Thực trạng về phát triển không gian kiến trúc cao tầng ven biển Đà Nẵng
Phạm vi, ranhgiới
Với hai mặt tiếp xúc với biển có chiều dài bờ biển khoảng 74 km và đường bờ biển ôm trọn thành phố. Đà Nẵng có điều kiện để xây dựng các không gian kiến trúc cảnh quan mang đậm sắc thái biển.
Quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực ven biển
- Chứcnăngsửdụngđất
Căn cứ theo TMB quy hoạch phân khu được phê duyệt tại QĐ số 1545/QĐUBND ngày 27/03/2017, đất trong khu vực được phân chia công nâng như sau :
- Đất công cộng thuộc thành phố quản lý
- Đất công cộng khu ở
- Đất công cộng đơn vị ở
- Đất nhà ở hiện có
- Đất nhóm nhà ở quy hoạch
- Đất ở chung cư
- Đất tôn giáo, di tích
- Đất du lịch nghĩ dưỡng
- Đất Cây xanh
- Đất Cây xanh công viên trung tâm thể thao thành phố
- Đất Quốc phòng
- Chứcnăngcôngtrình
Bao gồm công trình công cộng, khu nghỉ dưỡng, sân golf, văn phòng, căn hộ, khách sạn kết hợp thương mại dịch vụ, công trình quốc phòng
- Cấu trúckhônggianđôthị
Hình thái đô thị
-Khu vực ven biển có mật độ xây dựng tương đối cao, tập trung nhiều công trình quy mô, công trình trọng điểm và cao tầng theo trục đường lớn
-Hình thức công trình tiêu biểu trên toàn tuyến chưa có sự quản lý về kiến trúc tầng cao và khoảng lùi. Gây ra tình trạng mặt đứng không đồng bộ, chưa tạo được hình ảnh đô thị.
-Thiếu những màu xanh không gian xanh kết nối.
Hướng nhìn và điểm nhìn



3. Một số định hướng về phát triển không gian kiến trúc cao tầng ven biển Đà Nẵng
Phát triển thành phố Đà Nẵng theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, coi việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đạt ở mức cao là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung phát triển 3 trụ cột chính : du lịch, công nghiệp, công nghệ cao và kinh tế biển bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo, trật tự, an toàn xã hội.
(Tríchnghịquyếtsố 43NQ/TW củaBộChínhTrịvềxâydựngvàpháttriểnthànhphốĐàNẵngđếnnăm 2030, tầmnhìnđến 2045)
Bảo tồn và phát huy bản sắc đặc trưng của đô thị Đà Nẵng: Biển – sông – núi. Phát triển kiến trúc hài hòa với canh quản, địa hình tự nhiên, phát huy không gian mặt nước, gò đồi, núi, từng bước phát triển cảnh quan kiến trúc với mật độ cây xanh cao.
Quy hoạch đô thị ven biển cần được định hình lại và kiểm soát tốt hơn để tạo nên một không gian đô thị có bản sắc. Hướng tới hình ảnh đô thị ven biển xanh có nhiều cây xanh quảng trường và bóng mát.
– Chuyển các trục ngang tiềm năng thành các tuyến đường dịch vụ thương mại sầm uất, hấp dẫn nối từ biển vào sâu đất liền, giúp mở thêm quỹ đất mới phía Tây trục đường ven biển, tang giá trị đất và thu hút đầu tư.
– Tổ chức lại giao thông:
+ Giao thông kết nối các khu vực ven biển.
+ Trục giao thông cảnh quan ven biển.
+ Trục đi bộ và xe đạp dọc bãi biển.
+ Các bãi đỗ xe và mạng lưới giao thông công cộng.
– Tổ chức lại cấu trúc đô thị ven biển với không gian cao tầng phối hợp với không gian thấp tầng xen kẽ không gian xanh mặt nước, tạo nên hình ảnh đô thị biển sinh động, thân thiện với tầm nhìn thoải mái.
Công trình cao tầng phải được thiết kế theo xu hướng kiến trúc hiện đại, thẩm mỹ và thích dụng. Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thích ứng với khí hậu địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu.



KTS Phan Đức Hải
Chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng